Chào mừng khai giảng
Banner Top AnViet2
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ

197

1622343

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an
Công an Thành phố Hà Nội
Công an Thành phố Hồ Chí Minh
Công an Thành phố Đà Nẵng
Công an nhân dân online
ANTV
An ninh thủ đô

Nợ doanh nghiệp nhà nước đe đoạ an ninh tài chính quốc gia…!

07/11/2014

Mức nợ công mà Ủy ban Kinh tế Quốc hội tính toán dựa trên các nguồn thông tin hạn hẹp đã lên tới 95% GDP, gần gấp đôi con số được đưa ra một cách chính thống.

Khoanh nợ, chuyển nợ hay bảo lãnh cho Vinashin thì cuối cùng cũng đều là từ ngân sách nhà nước.

Ủy ban Kinh tế (UBKT) Quốc hội vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai”, trong đó đưa ra những con số đáng quan ngại.

DNNN đe doạ an ninh tài chính

Cách tính nợ công Việt Nam hiện không liệt kê các khoản nợ của DNNN, tuy nhiên theo UBKT Quốc hội, rủi ro tiềm ẩn từ sự thua lỗ ở khối này đang đe dọa tới an ninh tài chính quốc gia.

Tính đến 31/12/2010, các DNNN chỉ chiếm tỉ trọng không đáng kể về số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam, nhưng nắm giữ 32,6% nguồn vốn kinh doanh, 35,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Nhận nhiều ưu đãi về tín dụng, đất đai, khai thác tài nguyên, bảo hộ độc quyền v.v. nhưng DNN lại làm ăn kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, lãng phí. Số liệu Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê đưa ra năm 2010 cho thấy, DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu trong khi đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng vốn và doanh nghiệp FDI là 1,3 đồng.

Theo UBKT, nguyên nhân là do thiếu sự giám sát từ cấp trên và năng lực quản lý yếu kém của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty. Đáng nói là rất nhiều các khoản nợ xấu này lại được Chính phủ đứng ra hỗ trợ. Lấy trường hợp khoản vay 45 triệu USD từ Ngân hàng ANZ cho dự án Xi măng Đồng Bành do Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) được Bộ Tài chính bảo lãnh, nhưng dự án thì đang trong tình trạng thua lỗ.

 

Hình thức khoanh nợ của Vinashin tại các ngân hàng thương mại cũng phải có sự bù đắp một phần từ Chính phủ, trong khi các khoản nợ mà tập đoàn này chuyển sang Vinalines hay PVN (Tập đoàn dầu khí) thì cuối cùng vẫn là “cấu” vào tiền nhà nước, chỉ đổi tên con nợ mà thôi. Khi tăng vốn điều lệ cho Vinashin từ 9.000 tỷ đồng lên 14.655 tỷ đồng cũng vẫn là tiền từ ngân sách nhà nước. Mới đây, khi Bộ Tài chính đứng ra bảo lãnh khoản nợ 600 triệu USD cho tập đoàn thua lỗ này, chính là việc biến nợ của công ty thành nợ quốc gia.

UBKT vì thế kết luận: Xét đến cả các tác động gián tiếp, tín dụng của khu vực DNNN đang nổi lên như là một mối đe dọa đối với nợ công của Việt Nam. “Vì hầu hết DNNN thuộc diện “quá lớn” nên các khoản nợ xấu cuối cùng vẫn do ngân sách nhà nước gánh trả”.

Nợ công lên đến 95%

UBKT dẫn số liệu của Bộ Tài chính (BTC) cho thấy nợ công của Việt Nam năm 2007 bằng 40% GDP, tăng lên 56,3% vào năm 2010, 54,9% vào năm 2011 và ước tính 55,4% vào năm 2012. Tuy nhiên, theo UBKT Quốc hội, nếu tính cả nợ công không được Chính phủ bảo lãnh lẫn nợ của hệ thống ngân hàng, con số này xấp xỉ 95% GDP.

Vẫn theo nguồn Bộ Tài chính, thâm hụt ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) trung bình giai đoạn 2003-2007 chỉ chiếm 1,3% GDP, tăng gấp đôi lên 2,7% GDP vào giai đoạn 2008-2012. Nhưng con số này cũng khó… tin. Cụ thể, chỉ tính riêng năm 2009, thâm hụt ngân sách chưa tính trả nợ gốc theo Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 7,2% và 3,9% GDP.

Đáng chú ý, trung bình trong ba năm 2009-2011, thâm hụt ngân sách của Việt Nam khoảng 3,7%, gấp hơn 3 lần Indonesia, hơn 2 lần so với Trung Quốc và khoảng 1,5 lần so với Thái Lan.

UBKT lý giải thâm hụt ngân sách là do chi tiêu quá nhiều trong khi nguồn thu từ tài nguyên là dầu khí, đất đai đang cạn dần. Chẳng hạn thu từ dầu thô 6,9% GDP năm 2007 và giảm còn 3,1% GDP trong 2011. Kết quả là mức độ thâm hụt ngân sách (sau khi loại trừ các khoản thu thiếu tính bền vững như đất đai, tài nguyên, thu viện trợ) đã lên tới trung bình 11,6% GDP giai đoạn 2006-2008 và 8,7% giai đoạn 2009-2011.

Rõ ràng, tình trạng nợ công và thâm hụt ngân sách như trên là rất nghiêm trọng, theo UBKT Quốc hội. Tuy nhiên, những con số trên thực ra không mới. Nếu tính như các chuyên gia độc lập, nợ công đã lên tới 106% GDP và thâm hụt có thể còn cao hơn nữa.

Bản thân UBKT cũng thừa nhận việc tiếp cận các nguồn thông tin chính thống và cập nhật về nợ công ở Việt Nam là hết sức khó khăn. Nguồn thông tin chính thống duy nhất về nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay là Bản tin Nợ nước ngoài phát hành 6 tháng/lần của Bộ Tài chính, nhưng cũng chỉ phản ánh sơ sài đến hết năm 2010. Các thống kê khác về nợ công trong nước và đặc biệt là nợ của DNNN đều không được công bố chi tiết và chính thống. Số liệu của DNNN mà UBKT tính toán trong báo cáo này là dựa vào báo cáo của Bộ Tài chính tại các kỳ họp Quốc hội và thống kê dư nợ tín dụng trong hệ thống ngân hàng của NHNN.

An ninh tiền tệ

Đây là những vấn đề lớn liên quan đến nền kinh tế khi chuyển đổi, mở cửa hội nhập ngày một sâu rộng, không những có ý nghĩa trong quá trình phát triển của đất nước, mà còn có ý nghĩa ổn định bên trong để ứng phó với biến động ở bên ngoài. Hôm nay xin nói về an ninh tiền tệ, một nội dung quan trọng với ý nghĩa đối với việc kiềm chế lạm phát, đề phòng thiểu phát, không chỉ không bị cuốn hút vào vòng xoáy mà còn có ý nghĩa chủ động hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

“An ninh tiền tệ” làm cho người ta nghĩ ngay đến việc chống nạn tiền giả, nạn rửa tiền, cướp tiền, phá hoại đồng tiền quốc gia... Đó là những ý nghĩa quan trọng, nhưng chủ yếu được xét theo ý nghĩa hẹp. “An ninh tiền tệ” còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là lòng tin đối với đồng tiền quốc gia, được thể hiện ở các nội dung sau đây.

Một, bảo đảm giá trị của đồng tiền, trên cơ sở ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ. Đồng tiền giống như cái thước để đo giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Cái thước không thể đối với lúc này, đối với loại hàng hóa, dịch vụ này thì ngắn lại, đối với lúc khác, đối với loại hàng hóa, dịch vụ khác thì dài ra. Theo lý thuyết thì giá cả (biểu hiện bằng tiền của giá trị) có thể cao hoặc thấp hơn giá trị, nhưng tổng giá cả phải bằng tổng giá trị. Khi tổng giá cả lớn hơn tổng giá trị thì lạm phát, đồng tiền sẽ bị mất giá. Khi tổng giá cả thấp hơn tổng giá trị thì thiểu phát, đồng tiền sẽ lên giá.

Hai, cần theo dõi sát biến động của ngoại tệ để có cách thức điều hành tỷ giá linh hoạt, kịp thời và thích hợp.

Ba, giảm thiểu hơn nữa và khắc phục tình trạng đô la hóa ở nước ta. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do lớn tạo nên các cơn sốt USD; làm cho việc ra/vào ngoại tệ khó kiểm soát.

Bốn, cần tập trung hơn nữa tiền tệ vào hệ thống ngân hàng để Ngân hàng Nhà nước điều hành tập trung chính sách tiền tệ, tránh có sự phân tán ra các đơn vị khác ngoài hệ thống ngân hàng (tổ chức phi ngân hàng như các tập đoàn, tổng công ty...).

Năm, đặc biệt quan tâm đến sự lành mạnh và ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại. Sự lành mạnh, ổn định này được thể hiện ở nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là bảo đảm tính thanh khoản, trình độ quản trị rủi ro, công khai minh bạch thông tin...

Sáu, Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng thương mại; điều hành thông qua các công cụ như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu, tín phiếu bắt buộc... trong đó lãi suất cơ bản là công cụ chính.

Bảy, trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, cần rà soát các khoản cho vay đầu tư, đặc biệt đầu tư bất động sản; rà soát các khoản tiền gửi và đầu tư tại các ngân hàng thương mại, tổ chức nước ngoài, không để xảy ra thiệt hại; đánh giá hoạt động đầu tư, kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cần rà soát khả năng thanh toán của khách hàng...

Tám, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, tăng dự trữ ngoại hối để tăng sức mạnh của đất nước, tăng tính thanh khoản của quốc gia, giảm nợ của nước ngoài. /.

Lòng tham luôn tồn tại, hiện hữu ở mọi nơi, song không ở đâu lòng tham bị kích thích mạnh mẽ, bị cám dỗ như ở ngân hàng.

Trong hầu hết các vụ án kinh tế đã và sắp được đưa ra xét xử gần đây như Huyền Như, bầu Kiên, Ngân hàng Phát triển chi nhánh Dak Nông, Agribank... ngân hàng luôn là đối tượng có liên quan. Không chỉ số lượng các tổ chức tín dụng bị “điểm danh” trong các vụ án ngày càng nhiều, mà số tiền ngân hàng bị mất hoặc có khả năng không thu hồi được ở cấp độ ngày một cao.

Vụ án nhỏ, ngân hàng mất cỡ vài trăm tỉ đồng. Vụ án lớn, một hay một số ngân hàng “cùng” mất hàng ngàn tỉ đồng. Ngân hàng quốc doanh dính líu tiêu cực có, ngân hàng cổ phần cũng không đứng ngoài.

Có vô số cách thức ngân hàng mất tiền, nhưng tựu trung lại tiền ngân hàng không tự dưng “mọc cánh” mà bay ra khỏi kho quỹ. Không có kẻ trộm nào cao thủ tới mức cướp ngân hàng trắng trợn ban ngày hay ban đêm như trong các bộ phim ăn khách kinh điển của thế giới. Các xe chở tiền của ngân hàng là loại chuyên dụng và an ninh tiền tệ gần như được đảm bảo tuyệt đối.

Đa số trường hợp ngân hàng mất tiền do cán bộ, nhân viên nội bộ mất phẩm chất, cấu kết với doanh nghiệp “móc ruột” ngân hàng. Một số dự án “ma” được vẽ vời trên giấy, một số cán bộ tín dụng bị lòng tham che mờ bởi những khoản tiền “lại quả”, thậm chí một số bộ phận nghiệp vụ của ngân hàng “liên minh” với nhau để hóa phép, hợp thức hóa những khoản vay mà cả người vay lẫn cho vay đều biết khó lòng lấy lại được. Ở đây không phải rủi ro tín dụng, bên vay làm ăn thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến nợ xấu không trả được. Ở đây là rủi ro phẩm chất, đạo đức một số cán bộ ngân hàng!

Lòng tham luôn tồn tại, hiện hữu ở mọi nơi, song không ở đâu lòng tham bị kích thích mạnh mẽ, bị cám dỗ như ở ngân hàng.

Nguy cơ của rủi ro đạo đức là không thể lượng định được. Những vi phạm cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo, dùng thủ thuật nghiệp vụ biến trắng thành đen, không thành có, gây thiệt hại về tài sản nhà nước (đối với tiền của ngân hàng quốc doanh hay ngân hàng Nhà nước nắm cổ phần chi phối). Có quan điểm cho rằng mất tiền của ngân hàng cổ phần, tức là của tư nhân, cổ đông - nhà đầu tư gánh chịu. Đâu chỉ giới hạn đơn giản thế. Ngân hàng là nơi huy động vốn của dân cư. Liệu tiền mất đó ngân hàng có lấy vốn tự có ra bù đắp bằng cách hạch toán giảm vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ? Chưa có ngân hàng nào làm thế cả.

Trong sự xuống cấp về đạo đức của một số cán bộ ngân hàng, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính những ngân hàng chủ quản. Ở vị thế cấp cao, nhất là đối với lãnh đạo một số ngân hàng vướng vào vòng lao lý, là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ngành, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Trong vụ án Huyền Như, đại diện Viện Kiểm sát đã kiến nghị NHNN chấn chỉnh lại hoạt động của VietinBank vì ngân hàng này chưa làm tốt công tác quản lý cán bộ. Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm ở Agribank, công tác cán bộ và trách nhiệm của NHNN cũng được đề nghị phải xem xét lại. Sự chấn chỉnh đó là cần thiết. Tiếc rằng đến giờ NHNN cũng chưa một lần lên tiếng về vấn đề này.

Rộng hơn, việc quản lý cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo của những ngân hàng quốc doanh như Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc thẩm quyền của cả Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Có lẽ đã đến lúc phải có những quy định công khai, luật hóa cụ thể về công chức ngành ngân hàng. Lòng tham luôn tồn tại, hiện hữu ở mọi nơi, song không ở đâu lòng tham bị kích thích mạnh mẽ, bị cám dỗ như ở ngân hàng, nơi hàng ngày người ta tiếp xúc với tiền bạc, vật chất. Trong môi trường đặc thù ấy phải có những rào cản chế ngự lòng tham, ngăn ngừa tiêu cực có thể xảy ra.

So với 5-10 năm trước lòng tin vào ngân hàng nói chung của dư luận đang bị tổn thương. Ngay cả những người làm ngân hàng cũng phải thốt lên môi trường kinh doanh tiền tệ giờ đây biến đổi nhiều quá. Cựu tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nói: “Làm ngân hàng hiện nay luôn phải đối phó với đủ chuyện đau đầu khi môi trường không còn trong sạch và vô tư như trước nữa”.

Nói thế không phải vơ đũa cả nắm. Còn đó những ngân hàng về tổng thể vẫn là địa chỉ kinh doanh hiệu quả, môi trường làm việc đáng mơ ước của nhiều người, nơi không xảy ra những vụ mất tiền, những dính líu đến án này, án nọ. Đề cập đến các vụ án, giới ngân hàng và không ít người ngoài đã từng chép miệng “con sâu làm rầu nồi canh”. Chỉ có điều khi các vụ án kinh tế ngày một phổ biến, khi mà tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chuyện ngân hàng mất tiền ngày càng dày, người ta không khỏi hoài nghi về mật độ sâu trong nồi canh giờ ở mức nào.

In bài viết Quay lại

VIDEO
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN
ALBUM
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
THÔNG BÁO