Chào mừng khai giảng
Banner Top AnViet2
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ

110

1621261

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an
Công an Thành phố Hà Nội
Công an Thành phố Hồ Chí Minh
Công an Thành phố Đà Nẵng
Công an nhân dân online
ANTV
An ninh thủ đô

Tham gia tích cực vào bảo vệ an ninh quốc gia

18/02/2016

Tổng cục Dự trữ Nhà nước là 1 trong 3 tập thể thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, đầu tư được Bộ trưởng Bộ Công an tặng Bằng khen Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. “Đây là niềm vinh dự lớn lao cho toàn thể cán bộ công chức của Tổng cục DTNN, là sự ghi nhận và đánh giá của Lãnh đạo Bộ Công an, Lãnh đạo Tổng cục An ninh II đối với quá trình chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ an ninh quốc gia”, TS. Phạm Phan Dũng

Bộ trưởng Trần Đại Quang trao tặng Bằng khen cho Tổng cục Dự trữ Nhà nước và một số tập thể

đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2013

 

Tổng cục An ninh II, Bộ Công an vừa tổ chức buổi gặp mặt truyền thống “Ngày hội toàn dân bảo vệ An Ninh Tổ quốc” (19/8/2005 – 19/8/2014). Nhân dịp này, Bộ Công an đã trao Kỷ niệm chương; Bằng khen; Giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh quốc phòng (ANTQ) năm 2013. Vinh dự lớn là Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng được Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trao Kỷ niệm chương và Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) vinh dự là một trong 3 tập thể thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, đầu tư được Bộ trưởng Bộ Công an tặng Bằng khen. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Phan Dũng về sự kiện này.

 

 

Phóng viên: Là 1 trong 3 tập thể thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, đầu tư đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2013, xin Tổng cục trưởng cho biết cảm tưởng sau khi nhận được phần thưởng này?

 

Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng:

Trước tiên, xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định trao Bằng khen cho Tổng cục DTNN trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Đối với Tổng cục DTNN, đây là niềm vinh dự lớn lao cho toàn thể cán bộ công chức của Tổng cục DTNN; Là sự ghi nhận của Lãnh đạo Bộ Công an, Lãnh đạo Tổng cục An ninh II đối với quá trình chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ an ninh quốc gia.

 

Phóng viên: Trong thời gian qua, ngành DTNN đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao. Trong hoạt động của mình, Tổng cục DTNN đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành, góp phần thiết thực vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Những lĩnh vực đó là gì thưa Tổng cục trưởng?

 

Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng: Đó là xây dựng nguồn lực hàng hóa dự trữ quốc gia (DTQG) ngày càng phát triển; Tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng; Đa dạng về chủng loại và ngày càng phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, phục vụ quốc phòng, an ninh; Tìm kiếm cứu nạn, công tác cứu trợ, hỗ trợ.

Chỉ tính riêng trong năm 2014, Tổng cục DTNN đã thực hiện nhiệm vụ xuất cấp 4 chiếc xuồng cao tốc để tăng cường phương tiện cho lực lượng cảnh sát biển, không những chỉ nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền; Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; Phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Bảo đảm an toàn cho ngư dân, hỗ trợ ngư dân bám biển dài ngày và nâng cao hiệu quả khai thác thủy hải sản trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Hiện nay Tổng cục DTNN đang phối hợp với Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công An để tổ chức xuất cấp 200 bộ máy bơm chữa cháy từ nguồn DTQG để trang bị cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của 63 tỉnh thành phố theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực, khả năng sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Bộ Công an trong nhiệm vụ bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Hàng DTQG nói chung và hàng DTQG phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc gia đang được lưu giữ và bảo quản tại Bộ Công an như: Các loại xe chuyên dùng, xe thang, thiết bị quan sát, thiết bị cứu hộ đa năng... sẽ giúp cho Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự nghiệp bảo vệ an ninh, đảm bảo trật tự xã hội và bảo vệ tổ quốc nói riêng. Nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ, sự tổ chức triển khai kịp thời, tiết kiệm của ngành DTQG đã giúp cho tình hình kinh tế, chính trị tại nhiều địa phương được ổn định, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt

 

 

Phóng viên: Thưa Tổng cục trưởng, được biết, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ công chức đối với người làm công tác dự trữ quốc gia được đặc biệt quan  tâm. Xin Tổng cục trưởng chia sẻ đôi nét về vấn đề này?

Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng: Tổng cục DTNN đặc biệt quan tâm và quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức nhận thức rõ việc bảo vệ chính trị nội bộ và bảo vệ cán bộ, đảng viên; chú trọng công tác thẩm định tiêu chuẩn chính trị cán bộ trong việc bố trí sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ trong diện quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí, bộ phận thiết yếu cơ mật. Mỗi cán bộ, đảng viên do nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của“Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nên trong suy nghĩ và hành động đã có sự chuyến biến tích cực, tự giác, coi đó là nghĩa vụ và quyền lợi, vì bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội cũng chính là để bảo vệ sự bình yên cho cá nhân, gia đình mình.

Thấu suốt quan điểm kinh tế kết hợp chặt chẽ với quốc phòng - an ninh, Tổng cục DTNN thường xuyên phối hợp với Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ, đầu tư của Tổng cục An ninh II; Cục Kho Vận của Tổng cục Hậu cần- Kỹ thuật (Bộ Công An) nắm chắc tình hình địa bàn được phân công quản lý; phối hợp chặt chẽ và quan tâm chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh kinh tế, trước hết là làm tốt công tác bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước trong đó tập trung vào các khâu: xây dựng chính sách và phân bổ nguồn lực DTQG. Đồng thời, đề xuất những vấn đề cần sự phối hợp, giúp đỡ của Tổng cục An ninh II, của Tổng cục Hậu cần- Kỹ thuật nhằm mục tiêu góp phần giữ vững an ninh kinh tế và ổn định trật tự xã hội. Chủ động ngăn chặn không để cán bộ, đảng viên biến chất về tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Không để lọt những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất vào các cơ quan đơn vị của Tổng cục.

Công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại Tổng cục DTNN cũng được quan tâm thực hiện, tránh được lộ lọt thông tin, nhất là những thông tin nhạy cảm có thể gây nguy hại cho nền kinh tế, cho hoạt động chuyên môn của ngành. Đến nay, lĩnh vực tài chính, dự trữ quốc gia đều đã có danh mục bí mật nhà nước được phê duyệt.

Phóng viên: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Tổng cục DTNN có gặp nhiều khó khăn không thưa Tổng cục trưởng?

Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng: Về thuận lợi, có thể khẳng định rằng, đến nay ngành DTQG đã hình thành được hệ thống cơ chế, chính sách quản lý DTQG đồng bộ, tạo điều kiện cho việc quản lý hàng DTQG trong lĩnh vực an ninh được đảm bảo, chặt chẽ. Cùng với sự tăng trưởng chung của lực lượng DTQG, quy mô DTQG trong lĩnh vực an ninh đã có bước phát triển và củng cố, hàng năm ngân sách bố trí cho lĩnh vực này ở mức hợp lý, góp phần đảm bảo nguồn lực DTQG khi có yêu cầu.

Công tác bảo quản hàng DTQG trong lĩnh vực an ninh đã từng bước được hoàn thiện. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm bảo quản, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật đối với các mặt hàng an ninh quốc phòng đã ổn định, đồng bộ. Ngoài ra, các đơn vị đã tăng cường mối quan hệ và gắn kết chặt chẽ với các địa phương để quy hoạch mạng lưới kho DTQG, xác định danh mục hàng cần đưa vào DTQG, nhu cầu cần xuất cấp để sẵn sàng đảm bảo nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trong tình hình mới.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý DTQG trong lĩnh vực an ninh thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn như: Danh mục các mặt hàng DTQG của an ninh tuy đã từng bước được rà soát và bố trí mua tăng các mặt hàng mới, hiện đại; Nhiều mặt hàng DTQG chưa phù hợp với tính năng kỹ thuật, chưa phù hợp với yêu cầu thời kỳ mới; Các mặt hàng DTQG đa số phải nhập khẩu nên thời gian mua hàng kéo dài, vì vậy tiến độ giải ngân chậm, gây khó khăn cho công tác thực hiện kế hoạch.

Đứng trước yêu cầu về  bảo vệ an ninh trong tình hình mới, đòi hỏi mỗi cán bộ công chức của Tổng cục DTNN cần phát huy ý thức trách nhiệm trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, cũng như ý thức chấp hành, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế bảo vệ an toàn cơ quan.

Phóng viên: Vậy với vai trò là người đứng đầu ngành DTQG, để tiếp tục đẩy mạnh “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và thực hiện có hiệu quả “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, trong thời gian tới, ngành DTQG sẽ có kế hoạch gì thưa Tổng cục trưởng?

Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng: Tổng cục DTNN sẽ tiếp tục quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về các mặt phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Công an về xây dựng “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước, đấu tranh, phòng chống tội phạm để đóng góp chung vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc.

Tổng cục DTNN cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện, hỗ trợ của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục An ninh II để giúp chúng tôi chủ động nắm tình hình, đánh giá, dự báo và trao đổi thông tin phối hợp trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc phức tạp phát sinh liên quan đến chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước để đảm bảo an ninh an toàn trật tự tại cơ quan góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới Tổng cục DTNN sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công An, Tổng cục Hậu cần- Kỹ thuật tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền về cơ chế chính sách, đề xuất việc bố trí nguồn lực dự trữ quốc gia tham gia có hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ Công an trong tình hình mới.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Tổng cục trưởng!

 

 

 

 

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) phối hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) cùng Cục An ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư (A84- Bộ Công an

Bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Kỳ Chủng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Thiên Việt và Nguyễn Văn Kỳ Thành, Giám đốc chi nhánh TP.HCM của Công ty Thiên Việt để điều tra làm rõ hành vi kinh doanh sàn vàng, ngoại tệ “chui”.

Như vậy, tính từ tháng 9/2014 đến nay, đã có 8 sàn vàng bị đánh sập, bao gồm VGX, Khải Thái, 24 Gold Duệ Bác, HGI, BBG, HLG, IMMS và Thiên Việt. Hầu hết các vụ việc đang được mở rộng điều tra, nên chưa có kết luận cuối cùng, song tổng số tiền mà 8 sàn vàng ảo huy động được ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng, với ít nhất vài chục ngàn người sập bẫy. Cho đến nay, các nhà đầu tư chưa thể đòi được tiền, thậm chí còn đứng trước nguy cơ bị phạt.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật BSICO), khi kinh doanh vàng trên tài khoản, người chơi không được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp người chơi có ký các hợp đồng ủy thác, ranh giới hợp pháp cũng rất khó xác định. Điều quan trọng là, dù cơ quan chức năng có vào cuộc thì cũng rất khó thu hồi được tiền cho người chơi.

Hoạt động ngoài vòng pháp luật, lại có rất nhiều “chiêu” để thao túng giá, thao túng phần mềm giao dịch, nên điều dễ hiểu là 99% nhà đầu tư tham gia sàn đều “cháy” tài khoản. Tuy nhiên, do tỷ lệ đòn bẩy cao, kích thích tâm lý may rủi, nên cho đến nay, nhiều nhà đầu tư vẫn nhắm mắt lao vào các sàn vàng chui như những con nghiện cờ bạc.

Theo thông tin Bộ Công An đưa ra đầu năm nay, trên thị trường vẫn còn khoảng 30 sàn vàng chui đang tồn tại. Vì vậy, chắc chắn số sàn vàng bị đánh sập chưa dừng lại. Trước đó, điều tra Công ty BBG cũng cho thấy, công ty này có liên quan tới 5 công ty khác là IMMS (vừa bị đánh sập) và Công ty cổ phần Việt Thắng, Công ty Nhân Đôi, Công ty Sao Vàng, Công ty Big Future.  

Sau khi hàng loạt sàn vàng chui bị đánh sập, các nhà đầu tư trong nước bắt đầu hoang mang rút vốn. Tuy nhiên, khoảng 1 năm trở lại đây lại xuất hiện nhiều văn phòng tự nhận là “chi nhánh” của các sàn vàng ngoại, với lời quảng cáo an toàn tuyệt đối và tung ra rất nhiều khuyến mãi khủng để dụ nhà đầu tư nội.

Anh Hoàng Nam, một nhà đầu tư forex cho hay: “Cách đây một năm, nghe nhiều người môi giới ca ngợi sàn IronFX, tôi đã mở tài khoản đầu tư vào đây. Từ đầu năm 2015, tôi đã nhiều lần thực hiện lệnh rút tiền mà không được. Lên công ty hỏi thì được hướng dẫn phải rút tiền qua ngân hàng và gửi giấy tờ sang nước ngoài để duyệt, nhưng 3 tháng sau vẫn chưa thấy giải quyết. Cách đây mấy tháng, qua thông tin từ nước ngoài, tôi mới biết sàn này đã bị sập”.

Cũng theo nhà đầu tư này, không chỉ IronFX mà nhiều “nhà cái” ở nước ngoài bị phát hiện lừa đảo như: Youtradefx, Caesartrade… Xót tiền, nhiều nhóm nhà đầu tư đã hùn tiền cử một vài cá nhân sang tận nước ngoài để đòi tiền nhưng phải tay không ra về.

Ngay cả với các sàn đang tồn tại, thì chủ sàn cũng có nhiều mánh khóe móc tiền nhà đầu tư như: rớt mạng, giãn tỷ giá mua bán, báo lệnh lỗ trong lịch sử giao dịch dù nhà đầu tư đóng lệnh tại giá có lãi…

Lãnh đạo NHNN khuyến cáo, các sàn vàng dù hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, song về Việt Nam có thể trở thành bất hợp pháp. Người dân đầu tư vào đây cũng là trái phép và không được pháp luật bảo vệ, nguy cơ mất tiền rất cao.

In bài viết Quay lại

Bài viết khác
VIDEO
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN
ALBUM
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
THÔNG BÁO